Bước 4: Tạo sản phẩm, dịch vụ demo
Một sản phẩm demo cần tạo ra theo cách nào để tránh những cái chết yểu?
Để tạo ra sản phẩm demo cho mình, trước tiên các bạn nên biết một chút về quy trình tạo ra một sản phẩm demo của các thương hiệu lớn.
Đầu tiên, họ sẽ rút kinh nghiệm từ các dòng sản phẩm trước đó bằng cách phân tích phản hồi của khách hàng. Sau đó, bộ phận điều tra thị trường sẽ thăm dò các xu hướng mới của người tiêu dùng để biết cần phải cải tiến sản phẩm theo hướng nào. Các nhà thiết kế sẽ phân tích các xu hướng này để thiết kế ra phiên bản demo ban đầu. Mẫu demo sơ khởi này sẽ được một nhóm chuyên gia của họ dùng thử và đánh giá. Nhà thiết kế lại dựa trên những đánh giá này để chỉnh sửa sản phẩm để cho ra phiên bản demo thứ hai. Chu trình thiết kế-đánh giá-thiết kế này sẽ lặp lại cho đến khi có ít chỉnh sửa nhất. Sau đó phiên bản demo cuối cùng sẽ được giới thiệu ra thị trường với tên gọi Phiên bản thử nghiệm (Beta). Họ cũng nói rõ với khách hàng đây là phiên bản thử nghiệm, sẽ có một số lỗi phát sinh, thường là họ cho dùng miễn phí với điều kiện người dùng phải để lại phản hồi sau khi sử dụng sản phẩm.
Bạn thấy đấy, một quy trình phức tạp ngốn biết bao nhiêu thời gian và tiền của như vậy mà mục tiêu của họ khi tung ra sản phẩm demo cũng chỉ là thu thập được phản hồi của người dùng để cải tiến sản phẩm cho phiên bản chính thức.
Còn bạn thì sao? Không có các dòng sản phẩm trước đó để rút kinh nghiệm, không có bộ phận điều tra thị trường, không có bộ phận phân tích thói quen người tiêu dùng, không có bộ phận thiết kế, và cũng không có các chuyên gia dùng thử. Tất cả chỉ là ý tưởng chủ quan của vài người đồng sáng lập, mà những người này thường cùng ngành nghề nên có góc nhìn phiến diện giống nhau. Vậy mà các bạn lại đòi thu-hồi-vốn ngay khi tung ra dòng sản phẩm đầu tiên. Thực là viển vông!
Những điều tôi mới nói như gáo nước lạnh dội vào cơn ảo tưởng của hầu hết các bạn tại vườn ươm khởi nghiệp SmartWebsite.vn. Tôi biết vậy, nhưng vẫn phải nói, để các bạn hiểu rằng đây chưa phải là lúc thu hồi vốn, mục tiêu bây giờ chỉ đơn giản là thử phản ứng của thị trường với ý tưởng của bạn, và thu thập phản hồi của người dùng để cải tiến sản phẩm tốt hơn. Chỉ vậy thôi.
Tôi cũng đã khởi nghiệp cả chục lần, thất bại nhiều hơn thế, nên tôi hiểu những ai đang khởi nghiệp đều có một trái tim nóng, nhưng phải giữ cho cái đầu lạnh. Nếu không, bạn sẽ dồn hết tâm sức, vay mượn tiền bạc, lôi kéo người thân cốt để tạo ra một sản phẩm mà theo-bạn-là-hoàn-hảo. Những thông điệp quảng cáo đại loại như “thật không thể tin được”, “chưa từng có”, “vô cùng hoàn hảo”… đều xuất phát từ những cái đầu nóng đầy ảo tưởng. Khi tung ra thị trường, thường nó sẽ không như bạn kỳ vọng, rồi bạn thất vọng, hụt hẫng, nợ nần, mất lòng tin của mọi người, có người còn bị trầm cảm và tự tử nữa!
Đó là lý do tôi thường chia sẻ rằng: “Không phải sự thất bại nào cũng để lại những “vết thương” giống nhau, nhưng mọi sự thất bại đều cho ta một bài học khởi nghiệp giống nhau, và cần thất bại nhiều lần để có thành công”.
Để tránh những “cú ngã” đau đớn như vậy, bạn cần xác định sản phẩm demo chỉ là một phép thử, chỉ là một bước để thu thập phản hồi cho việc cải tiến sản phẩm. Vậy phải đầu tư cho sản phẩm demo như thế nào để đạt được những điều này?
Thứ nhất, bạn cần tạo ra nó THẬT NHANH CHÓNG. Nhanh chóng đến mức bầu nhiệt huyết của nhóm sáng lập chưa kịp nguội đi và tan rã ; nhanh chóng đến mức những ý tưởng thoái lui chưa kịp nhen nhóm ; nhanh chóng đến mức các đối thủ của bạn chưa kịp chiếm mất thị phần béo bở của những người khai phá.
Thứ nhì, để nhanh chóng như vậy thì sản phẩm demo CẦN PHẢI RẺ, muốn rẻ thì hãy chế tạo nó THẬT TINH GIẢN. Nó cần rẻ để bạn không phải đi vay mượn tiền bạc vì không chắc bạn sẽ thu hồi được số tiền này. Nó cần tinh giản vì càng đơn giản sẽ càng linh hoạt, càng mạnh mẽ, và dễ dàng thay đổi cho những phiên bản sau.
Hãy thành thực mà nói với khách hàng rằng: đây là phiên bản thử nghiệm của chúng tôi, sẽ có những sai sót nhỏ, xin hãy để lại phản hồi sau khi sử dụng sản phẩm để lần sau bạn có một sản phẩm tốt hơn.
Bạn có thể cho khách hàng sử dụng miễn phí hoặc giảm giá tùy vào chi phí cho từng sản phẩm, nếu là các sản phẩm công nghệ thì nên miễn phí hoàn toàn.
Giải sử bạn vừa tạo xong sản phẩm hoặc dịch vụ demo và hôm nay là đêm cuối cùng trước ngày tung ra sản phẩm. Tôi cũng đã trải qua nhiều cái “đêm cuối” như vậy, thường sẽ tìm một nơi thật yên tĩnh để tận hưởng cái cảm giác hồi hộp, thấp thỏm như người con gái sắp về nhà chồng. Đây cũng là đêm cuối cùng bạn được “ân ái” cùng những giấc mơ đã thúc đẩy bạn trong suốt thời gian qua, vì có thể ngày mai chúng không còn nữa. Dù chuyện gì xảy ra, bạn cũng phải thực sự biết ơn và trân trọng chúng, nếu không chúng sẽ chẳng quay lại với bạn lần nào nữa đâu.
Tác giả: Gia Nam
Founder & CEO SmartWebsite.vn
www.gianam.vn
Đầu tiên, họ sẽ rút kinh nghiệm từ các dòng sản phẩm trước đó bằng cách phân tích phản hồi của khách hàng. Sau đó, bộ phận điều tra thị trường sẽ thăm dò các xu hướng mới của người tiêu dùng để biết cần phải cải tiến sản phẩm theo hướng nào. Các nhà thiết kế sẽ phân tích các xu hướng này để thiết kế ra phiên bản demo ban đầu. Mẫu demo sơ khởi này sẽ được một nhóm chuyên gia của họ dùng thử và đánh giá. Nhà thiết kế lại dựa trên những đánh giá này để chỉnh sửa sản phẩm để cho ra phiên bản demo thứ hai. Chu trình thiết kế-đánh giá-thiết kế này sẽ lặp lại cho đến khi có ít chỉnh sửa nhất. Sau đó phiên bản demo cuối cùng sẽ được giới thiệu ra thị trường với tên gọi Phiên bản thử nghiệm (Beta). Họ cũng nói rõ với khách hàng đây là phiên bản thử nghiệm, sẽ có một số lỗi phát sinh, thường là họ cho dùng miễn phí với điều kiện người dùng phải để lại phản hồi sau khi sử dụng sản phẩm.
Bạn thấy đấy, một quy trình phức tạp ngốn biết bao nhiêu thời gian và tiền của như vậy mà mục tiêu của họ khi tung ra sản phẩm demo cũng chỉ là thu thập được phản hồi của người dùng để cải tiến sản phẩm cho phiên bản chính thức.
Còn bạn thì sao? Không có các dòng sản phẩm trước đó để rút kinh nghiệm, không có bộ phận điều tra thị trường, không có bộ phận phân tích thói quen người tiêu dùng, không có bộ phận thiết kế, và cũng không có các chuyên gia dùng thử. Tất cả chỉ là ý tưởng chủ quan của vài người đồng sáng lập, mà những người này thường cùng ngành nghề nên có góc nhìn phiến diện giống nhau. Vậy mà các bạn lại đòi thu-hồi-vốn ngay khi tung ra dòng sản phẩm đầu tiên. Thực là viển vông!
Những điều tôi mới nói như gáo nước lạnh dội vào cơn ảo tưởng của hầu hết các bạn tại vườn ươm khởi nghiệp SmartWebsite.vn. Tôi biết vậy, nhưng vẫn phải nói, để các bạn hiểu rằng đây chưa phải là lúc thu hồi vốn, mục tiêu bây giờ chỉ đơn giản là thử phản ứng của thị trường với ý tưởng của bạn, và thu thập phản hồi của người dùng để cải tiến sản phẩm tốt hơn. Chỉ vậy thôi.
Tôi cũng đã khởi nghiệp cả chục lần, thất bại nhiều hơn thế, nên tôi hiểu những ai đang khởi nghiệp đều có một trái tim nóng, nhưng phải giữ cho cái đầu lạnh. Nếu không, bạn sẽ dồn hết tâm sức, vay mượn tiền bạc, lôi kéo người thân cốt để tạo ra một sản phẩm mà theo-bạn-là-hoàn-hảo. Những thông điệp quảng cáo đại loại như “thật không thể tin được”, “chưa từng có”, “vô cùng hoàn hảo”… đều xuất phát từ những cái đầu nóng đầy ảo tưởng. Khi tung ra thị trường, thường nó sẽ không như bạn kỳ vọng, rồi bạn thất vọng, hụt hẫng, nợ nần, mất lòng tin của mọi người, có người còn bị trầm cảm và tự tử nữa!
Đó là lý do tôi thường chia sẻ rằng: “Không phải sự thất bại nào cũng để lại những “vết thương” giống nhau, nhưng mọi sự thất bại đều cho ta một bài học khởi nghiệp giống nhau, và cần thất bại nhiều lần để có thành công”.
Để tránh những “cú ngã” đau đớn như vậy, bạn cần xác định sản phẩm demo chỉ là một phép thử, chỉ là một bước để thu thập phản hồi cho việc cải tiến sản phẩm. Vậy phải đầu tư cho sản phẩm demo như thế nào để đạt được những điều này?
Thứ nhất, bạn cần tạo ra nó THẬT NHANH CHÓNG. Nhanh chóng đến mức bầu nhiệt huyết của nhóm sáng lập chưa kịp nguội đi và tan rã ; nhanh chóng đến mức những ý tưởng thoái lui chưa kịp nhen nhóm ; nhanh chóng đến mức các đối thủ của bạn chưa kịp chiếm mất thị phần béo bở của những người khai phá.
Thứ nhì, để nhanh chóng như vậy thì sản phẩm demo CẦN PHẢI RẺ, muốn rẻ thì hãy chế tạo nó THẬT TINH GIẢN. Nó cần rẻ để bạn không phải đi vay mượn tiền bạc vì không chắc bạn sẽ thu hồi được số tiền này. Nó cần tinh giản vì càng đơn giản sẽ càng linh hoạt, càng mạnh mẽ, và dễ dàng thay đổi cho những phiên bản sau.
Hãy thành thực mà nói với khách hàng rằng: đây là phiên bản thử nghiệm của chúng tôi, sẽ có những sai sót nhỏ, xin hãy để lại phản hồi sau khi sử dụng sản phẩm để lần sau bạn có một sản phẩm tốt hơn.
Bạn có thể cho khách hàng sử dụng miễn phí hoặc giảm giá tùy vào chi phí cho từng sản phẩm, nếu là các sản phẩm công nghệ thì nên miễn phí hoàn toàn.
Giải sử bạn vừa tạo xong sản phẩm hoặc dịch vụ demo và hôm nay là đêm cuối cùng trước ngày tung ra sản phẩm. Tôi cũng đã trải qua nhiều cái “đêm cuối” như vậy, thường sẽ tìm một nơi thật yên tĩnh để tận hưởng cái cảm giác hồi hộp, thấp thỏm như người con gái sắp về nhà chồng. Đây cũng là đêm cuối cùng bạn được “ân ái” cùng những giấc mơ đã thúc đẩy bạn trong suốt thời gian qua, vì có thể ngày mai chúng không còn nữa. Dù chuyện gì xảy ra, bạn cũng phải thực sự biết ơn và trân trọng chúng, nếu không chúng sẽ chẳng quay lại với bạn lần nào nữa đâu.
Tác giả: Gia Nam
Founder & CEO SmartWebsite.vn
www.gianam.vn