Bước 1: Chọn ý tưởng khởi nghiệp
Làm sao để có thể chọn được một ý tưởng khởi nghiệp sao cho vừa dựa vào lợi thế của bản thân, vừa thuận theo xu thế của xã hội.
Những người muốn khởi nghiệp đến với chúng tôi thường gặp hai trường hợp khó xử này:
Thứ nhất, họ có quá nhiều ý tưởng, nhưng cần phải chọn một cái để thực hiện, vậy làm sao để chọn? Thứ nhì, họ chưa có ý tưởng nào thật tâm đắc để thực hiện, vậy làm sao để tìm được một ý tưởng tâm đắc?
Nếu bạn đã ngộ được luật Cộng-Hưởng của tự nhiên thì bạn chẳng những sẽ tìm ra giải pháp cho hai vấn đề trên mà còn biết cách chọn lựa mọi thứ sau này một cách có chủ ý (hãy đọc về luật Cộng-hưởng tại đây). Khi đó bạn sẽ định hướng được rằng:
Đầu tiên, hãy tự xác định những sở trường, đam mê, thế mạnh của mình là gì (bạn có thể thực hiện các bài trắc nghiệm tính cách và nhân-tướng-học của tôi tại website ChonNghe.net để biết những điều này).
Sau đó, hãy khảo sát xem xã hội đang có những vấn đề gì cần tìm giải pháp. Việt Nam là một xứ đầy dẫy những vấn đề chưa được giải quyết, nên những người khởi nghiệp ở nước ta thường bị “bội thực” ý tưởng hơn là “đói khát” ý tưởng. Nhưng bạn chỉ nên chọn một ý tưởng để thực hiện thôi, và ý tưởng đó phải là sự cộng-hưởng giữa lợi thế của bạn và vấn đề của xã hội. Nghĩa là ý tưởng đó vừa tận dụng được sở trường, thế mạnh của bạn, vừa giải quyết được một vấn đề bức thiết của xã hội đương thời.
Nhưng hiếm khi bạn gặp được sự cộng hưởng tuyệt đối, khi đó bạn nên chọn những ý tưởng theo đam mê và sở trường của bạn cho dù không phải là một vấn đề bức thiết của xã hội, và nên tạm gác lại những ý tưởng tiềm năng nhưng bạn không có lợi thế. Chỉ có đam mê mới sinh ra quyết tâm, có quyết tâm mới vượt được gian khổ và đưa bạn đến thành công.
Ví dụ: bạn đã làm trong ngành xây dựng được 10 năm và yêu thích nó. Bạn đã có vài ý tưởng khởi nghiệp trong ngành này để giải quyết một số vấn đề bức thiết. Nhưng gần đây, một người bạn mời bạn tham gia xuất khẩu lao động đi Nhật Bản vì nhu cầu này đang tăng lên chóng mặt. Nếu bạn không có hứng thú và am hiểu gì về điều này, xin hãy thận trọng. Nếu bạn cũng có chút lợi thế về tiếng Nhật và am hiểu về tuyển dụng đào tạo, hãy đồng ý phụ trách mảng xuất khẩu kỹ sư xây dựng đi Nhật vì điều đó sẽ tận dụng được kinh nghiệm 10 năm trong ngành xây dựng của bạn.
Nếu ý tưởng của bạn chỉ xuất phát từ một niềm đam mê như nấu ăn, mở nhà hàng chẳng hạn, và nó không giải quyết một vấn đề bức thiết nào cả thì có nên thực hiện không? Có chứ, nhưng lúc đó sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phải có một điều gì đó thật đặc biệt thì mới có thể thành công. Hãy xem thêm về cách khác-biệt-hóa sản phẩm để marketing tự nhiên tại bước thứ ba.
Khi bạn đã khoanh vùng được một ý tưởng tâm đắc, thường có hai trường hợp khiến bạn phân vân: thứ nhất, ý tưởng đó đang có quá nhiều người thực hiện; thứ nhì, ý tưởng đó chưa có ai nghĩ ra.
Nếu ý tưởng của bạn đang có quá nhiều người thực hiện, chứng tỏ vấn đề đó đang rất bức thiết, thị trường rất rộng lớn, nhưng sự cạnh tranh sẽ vô cùng khốc liệt. Xin bạn đừng chùn bước nếu ý tưởng của bạn có một sự bứt phá nào đó ở sản phẩm, ở chiến lược marketing hay chăm sóc khách hàng. Hãy mạnh dạn dấn thân vì bạn sẽ có thêm nhiều sáng kiến trong lúc thực hiện.
Nếu ý tưởng của bạn chưa có ai làm cả, bạn mừng rỡ như vớ được cục vàng vì thị trường đang trống rỗng, hãy cẩn thận khảo sát thêm cho thật kỹ. Nếu cả ở các nước phát triển họ cũng chưa làm tức là hoặc ý tưởng đó không khả thi, hoặc có ai đó đã thực hiện nhưng thất bại rồi. Nếu ở nước mình chưa có nhưng nước ngoài đã thành công rồi thì bạn đang đón đầu thị trường đấy, chỉ cần khảo sát thêm khi nào thị trường nước mình sẽ cần đến sản phẩm của bạn thôi. Trên con đường sáng tạo, ta hay nhặt được những “quyển bí kíp” bị rơi rớt dọc đường và tưởng rằng là vận may trời cho, nhưng thường nó là của một ai khác đã ném đi vì không dùng được. Hãy cẩn trọng.
Tác giả: Gia Nam
Founder & CEO SmartWebsite.vn
www.gianam.vn
Thứ nhất, họ có quá nhiều ý tưởng, nhưng cần phải chọn một cái để thực hiện, vậy làm sao để chọn? Thứ nhì, họ chưa có ý tưởng nào thật tâm đắc để thực hiện, vậy làm sao để tìm được một ý tưởng tâm đắc?
Nếu bạn đã ngộ được luật Cộng-Hưởng của tự nhiên thì bạn chẳng những sẽ tìm ra giải pháp cho hai vấn đề trên mà còn biết cách chọn lựa mọi thứ sau này một cách có chủ ý (hãy đọc về luật Cộng-hưởng tại đây). Khi đó bạn sẽ định hướng được rằng:
Đầu tiên, hãy tự xác định những sở trường, đam mê, thế mạnh của mình là gì (bạn có thể thực hiện các bài trắc nghiệm tính cách và nhân-tướng-học của tôi tại website ChonNghe.net để biết những điều này).
Sau đó, hãy khảo sát xem xã hội đang có những vấn đề gì cần tìm giải pháp. Việt Nam là một xứ đầy dẫy những vấn đề chưa được giải quyết, nên những người khởi nghiệp ở nước ta thường bị “bội thực” ý tưởng hơn là “đói khát” ý tưởng. Nhưng bạn chỉ nên chọn một ý tưởng để thực hiện thôi, và ý tưởng đó phải là sự cộng-hưởng giữa lợi thế của bạn và vấn đề của xã hội. Nghĩa là ý tưởng đó vừa tận dụng được sở trường, thế mạnh của bạn, vừa giải quyết được một vấn đề bức thiết của xã hội đương thời.
Nhưng hiếm khi bạn gặp được sự cộng hưởng tuyệt đối, khi đó bạn nên chọn những ý tưởng theo đam mê và sở trường của bạn cho dù không phải là một vấn đề bức thiết của xã hội, và nên tạm gác lại những ý tưởng tiềm năng nhưng bạn không có lợi thế. Chỉ có đam mê mới sinh ra quyết tâm, có quyết tâm mới vượt được gian khổ và đưa bạn đến thành công.
Ví dụ: bạn đã làm trong ngành xây dựng được 10 năm và yêu thích nó. Bạn đã có vài ý tưởng khởi nghiệp trong ngành này để giải quyết một số vấn đề bức thiết. Nhưng gần đây, một người bạn mời bạn tham gia xuất khẩu lao động đi Nhật Bản vì nhu cầu này đang tăng lên chóng mặt. Nếu bạn không có hứng thú và am hiểu gì về điều này, xin hãy thận trọng. Nếu bạn cũng có chút lợi thế về tiếng Nhật và am hiểu về tuyển dụng đào tạo, hãy đồng ý phụ trách mảng xuất khẩu kỹ sư xây dựng đi Nhật vì điều đó sẽ tận dụng được kinh nghiệm 10 năm trong ngành xây dựng của bạn.
Nếu ý tưởng của bạn chỉ xuất phát từ một niềm đam mê như nấu ăn, mở nhà hàng chẳng hạn, và nó không giải quyết một vấn đề bức thiết nào cả thì có nên thực hiện không? Có chứ, nhưng lúc đó sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phải có một điều gì đó thật đặc biệt thì mới có thể thành công. Hãy xem thêm về cách khác-biệt-hóa sản phẩm để marketing tự nhiên tại bước thứ ba.
Khi bạn đã khoanh vùng được một ý tưởng tâm đắc, thường có hai trường hợp khiến bạn phân vân: thứ nhất, ý tưởng đó đang có quá nhiều người thực hiện; thứ nhì, ý tưởng đó chưa có ai nghĩ ra.
Nếu ý tưởng của bạn đang có quá nhiều người thực hiện, chứng tỏ vấn đề đó đang rất bức thiết, thị trường rất rộng lớn, nhưng sự cạnh tranh sẽ vô cùng khốc liệt. Xin bạn đừng chùn bước nếu ý tưởng của bạn có một sự bứt phá nào đó ở sản phẩm, ở chiến lược marketing hay chăm sóc khách hàng. Hãy mạnh dạn dấn thân vì bạn sẽ có thêm nhiều sáng kiến trong lúc thực hiện.
Nếu ý tưởng của bạn chưa có ai làm cả, bạn mừng rỡ như vớ được cục vàng vì thị trường đang trống rỗng, hãy cẩn thận khảo sát thêm cho thật kỹ. Nếu cả ở các nước phát triển họ cũng chưa làm tức là hoặc ý tưởng đó không khả thi, hoặc có ai đó đã thực hiện nhưng thất bại rồi. Nếu ở nước mình chưa có nhưng nước ngoài đã thành công rồi thì bạn đang đón đầu thị trường đấy, chỉ cần khảo sát thêm khi nào thị trường nước mình sẽ cần đến sản phẩm của bạn thôi. Trên con đường sáng tạo, ta hay nhặt được những “quyển bí kíp” bị rơi rớt dọc đường và tưởng rằng là vận may trời cho, nhưng thường nó là của một ai khác đã ném đi vì không dùng được. Hãy cẩn trọng.
Tác giả: Gia Nam
Founder & CEO SmartWebsite.vn
www.gianam.vn