Chỉ khi bạn một website với một tên miền riêng thì mới được xem là một cửa hàng độc lập. Tên miền càng gần vớn tên sản phẩm tức là cửa hàng của bạn càng gần với khu phố chuyên bán sản phẩm ấy. Website càng chuyên nghiệp tức là cửa hàng của bạn càng "hoành tráng". 

Còn một Fanpage hoặc Group trên Facebook chỉ được xem như một "sạp giới thiệu sản phẩm" trong một khu chợ lớn có tên là Facebook. Tại đây khách hàng chỉ xem được các sản phẩm và tin tức mới nhất từ bạn vì họ không thể lọc để tìm những sản phẩm cũ hơn theo từng phân loại, xuất xứ, giá thành...

Họ cũng không thể tạm lưu lại những sản phẩm yêu thích để xem sau, cũng không thể chọn số lượng từng sản phẩm để thêm và giỏ hàng. Bạn sẽ rất khó khăn để quản lý thông tin khách hàng và đơn hàng khi số lượng quá lớn. Bạn không kiểm soát được số đơn hàng chưa giao, đã giao, đang chờ xử lý, cần lấy hóa đơn GTGT, cần vận chuyển đúng địa chỉ và thời gian...

Và có nhiều điều nguy hiểm sẽ xảy ra khi bán hàng trên facebook. Thứ nhất, thông tin khách hàng và danh sách khách hàng sẽ bị lộ khi bạn thuê nhân viên. Thứ hai, trong những lúc Facebook bị chặn tại Việt Nam, hoặc tài khoản facebook của bạn bị đánh cắp, hoặc Facebook thay đổi luật chơi, có thể toàn bộ công sức của bạn sẽ "bốc hơi" trong nháy mắt.

Nếu bạn sở hữu một tên miền cùng một website, nó sẽ là của bạn vĩnh viễn. Nếu bạn bị hacker tấn công website, nó chỉ bị tê liệt trong vài giờ, còn tên miền sẽ không bao giờ bị mất. Nếu cửa hàng trên facebook gặp vấn đề khách hàng vẫn tìm đến website chính thức của bạn để giao dịch. Ngoài ra, bạn có thể bán lại tên miền và website đó cho người khác giống như bạn bán một mảnh đất kèm theo một cái nhà trong thế giới thực. Giá trị sẽ được tính rõ ràng dựa trên số lượt truy cập vào website mỗi ngày mà Google thống kê được.